Education

Mua sắm trên mạng xã hội (social shopping) là tương lai của thương mại điện tử   

Education

Mua sắm trên mạng xã hội (social shopping) là tương lai của thương mại điện tử   


Các quốc gia tạo xu hướng là những ví dụ tuyệt vời cho các thị trường kém phát triển hơn học hỏi và thường dẫn dắt con đường phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). Làm theo phương pháp thực tiễn với kết quả được minh chứng hứa hẹn tạo ra chiến lược TMĐT hiệu quả và hoàn vốn đầu tư. 

Mua sắm trên thiết bị di động (m-commerce), siêu ứng dụng và mạng xã hội có thể là hiện tượng mới đối với nhiều người, nhưng đây là những động lực chính thu hút lưu lượng truy cập TMĐT ở các thị trường trưởng thành của châu Á. Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất ở các khu vực khác nên lưu ý, vì điều này chỉ ra những cơ hội tiềm ẩn chỉ chờ được mở khóa.  


Thiết bị di động thúc đẩy lưu lượng truy cập mua sắm 

Rõ ràng người dùng di động đang thúc đẩy lưu lượng truy cập và định hình con đường phát triển của TMĐT. Những người mua sắm ưu tiên sử dụng thiết bị di động không chỉ thúc đẩy phát triển TMĐT trên nền tảng di động mà còn trở nên phổ biến khắp châu Á. Ví dụ, ở Hàn Quốc, 82% người mua sắm trực tuyến đã sử dụng thiết bị di động của họ để mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến. M-commerce cũng là hình thức mua hàng trực tuyến chính ở Brazil, với số lượng đơn đặt hàng được đặt ở mức 56,3 triệu trong Quý 1 2021.  

Ứng dụng di động thúc đẩy thương mại kỹ thuật số. Cái gọi là siêu ứng dụng bắt đầu tăng vọt ở Đông Nam Á khi chúng cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm liền mạch từ cửa hàng một điểm đến, tích hợp tất cả các khía cạnh của cuộc sống ảo của người tiêu dùng với nhiều dịch vụ như mạng xã hội, giao đồ ăn, đặt nhà hàng, thanh toán và chơi game. Ngày nay, các siêu ứng dụng TMĐT có khoảng 1-1,5 triệu mặt hàng so với 75-90 nghìn mặt hàng trong cửa hàng. Do mang đến trải nghiệm dễ dàng và duy nhất cho người dùng, siêu ứng dụng góp phần giải quyết những thách thức hiện tại: điều hướng và thu hút người tiêu dùng. 

 

Sức mạnh của thương mại trên mạng xã hội và livestreaming  

Thương mại trên mạng xã hội, một hình thức tương tác mới, đang chinh phục thế giới. Mua hàng qua mạng xã hội đang gia tăng, với 60% người tiêu dùng trực tuyến cho biết họ đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng qua nền tảng mạng xã hội vào năm 2020.   

Thương mại trên mạng xã hội không chỉ gói gọn ở giao dịch mua sắm thông qua các mạng xã hội, mà còn mở ra nhiều cách mới để các công ty kết hợp mua sắm trực tuyến với giải trí. Các thị trường TMĐT phát triển như Trung Quốc đang tận dụng thương mại trên mạng xã hội để mở rộng sự tham gia của người mua sắm bằng cách dựa vào sức mạnh cộng đồng. 

Mua sắm bằng hình thức livestream cũng đang có sự tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc, thu hút 265 triệu người dùng hiện nay, chiếm gần 50% người dùng livestream. Các thương hiệu tham gia vào thị trường trực tuyến cố gắng gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng bằng các công cụ như phiếu mua chung từ đám đông, khuyến mãi trực tiếp đến người tiêu dùng và truyền thông mạng xã hội để thúc đẩy mối quan hệ với thương hiệu.  

Thu hút sự chú ý của người mua sắm trực tuyến và giữ cho họ gắn kết và trung thành là có thể, mặc dù nó đòi hỏi sự sáng tạo ở một mức độ nào đó. Tận dụng lợi thế của các mạng xã hội và các công cụ giải trí sẽ thu hút người mua sắm mới đồng thời xây dựng mối quan hệ hữu ích với người tiêu dùng đang có. Hơn nữa, sức mạnh cộng đồng có khả năng khuyến khích các thành viên mua hàng. 

Cập nhật tất cả các xu hướng và sáng kiến mới nhất, đồng thời áp dụng những hiểu biết này vào quá trình ra quyết định là điều cần thiết. Nó giúp tạo ra một chiến lược TMĐT hiệu quả đưa các nhà tiếp thị vươn lên đứng đầu trong trò chơi trực tuyến này.

 

Thúc đẩy chiến lược e-commerce của bạn

Liên hệ chúng tôi để có dữ liệu chính xác và những phân tích hữu ích.