Analysis

SỨC KHOẺ TRỞ THÀNH MỐI QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TRONG QUÝ 2 NĂM 2019

Analysis

SỨC KHOẺ TRỞ THÀNH MỐI QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TRONG QUÝ 2 NĂM 2019



  • Việt Nam vẫn nằm trong top 4 quốc gia lạc quan nhất toàn cầu.
  • Vượt qua Sự ổn định của công việc, Sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm số 1 của người tiêu dùng Việt Nam.
  • Người tiêu dùng Việt Nam dành chi tiêu cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp với tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu.

Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn duy trì ổn định trong quý 2 năm 2019 với chỉ số 123 điểm phần trăm – mặc dù giảm 6 điểm so với quý trước.

Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục nằm trong những quốc gia lạc quan nhất toàn cầu và xếp thứ 4 trên thế giới vì có chỉ số người tiêu dùng tích cực nhất, tiếp theo sau là Ấn Độ, Philippines và Indonesia, lần lượt với số điểm 138, 130 và 126; theo số liệu thống kê mới nhất được thực hiện bởi The Conference Board®Global Consumer Confidence™ với sự hợp tác cùng Nielsen, một công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu.

Trong quý này, Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam đã giảm từ 129 điểm xuống 123 điểm so với quý trước, với lý do là xu hướng giảm của các yếu tố chính bao gồm: Sự lạc quan về các cơ hội việc làm, An ninh về tình hình tài chính cá nhân và Ý định chi tiêu mua sắm. Trên toàn cầu cũng như khu vực, nhiều quốc gia cũng trải qua xu hướng giảm CCI tương tự bởi chi phí gia tăng và những vấn đề chính trị. Xem biểu đồ 1.

So với cùng quý của năm 2018, điểm CCI Việt Nam tăng 3 điểm (từ 120 điểm lên 123 điểm) với sự tăng trưởng của 2 trong số 3 động lực chính: Sự lạc quan về cơ hội việc làm và Ý định chi tiêu mua sắm (tương ứng + 5 điểm và + 4 điểm).  Yếu tố An tâm về tình hình tài chính cá nhân vẫn duy trì ổn định so với quý 2 năm ngoái (-1 điểm). Xem biểu đồ 2.

VƯỢT QUA SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÔNG VIỆC, SỨC KHOẺ ĐÃ TRỞ THÀNH MỐI QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Trong quý 2 năm 2019, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục xếp hạng Sức khỏe (44%, tương đương với Q1 2019) và Sự ổn định của công việc (42%, -4% so với Q1 2019) là hai mối quan tâm hàng đầu của họ trong khi 22% đáp viên chỉ ra rằng Vấn đề cân bằng cuộc sống (22%, -2% so với Q1 2019) là yếu tố quan trọng thứ ba.

Điều đáng chú ý là, Sức khỏe đã vượt qua Sự ổn định của công việc để trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam, điều mà phần lớn có thể dự đoán trước, theo bà Louise Hawley, Giám đốc điều hành, Nielsen Vietnam. “Người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm đến sức khỏe của họ hơn bao giờ hết. Ô nhiễm không khí và môi trường là những chủ đề nóng hổi đang ngày càng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người. Với thực trạng môi trường đáng báo động hiện nay cùng với nhận thức tăng cao của người tiêu dùng, sức khỏe dự kiến sẽ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong quý 3 năm 2019.”

Trong quý này, Sự lo ngại về việc gia tăng hóa đơn tiện ích của người Việt Nam tăng mạnh từ 6% lên 13%. “Vào cuối quý 1 năm 2019, giá điện tại Việt Nam đã tăng hơn 8%, dẫn đến sự quan tâm mạnh mẽ và thu hút sự chú ý nhiều hơn đến chi phí hóa đơn tiện ích”, bà Louise Hawley chia sẻ.

NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU TOÀN CẦU TRONG VIỆC DÀNH TỶ LỆ CHI TIÊU CHO CÁC GÓI BẢO HIỂM SỨC KHỎE CAO CẤP

Trên toàn cầu, người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn dẫn đầu khi xu hướng tiết kiệm. Trong quý 2, mặc dù giảm nhẹ (75% đến 69%), Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong top 2 đất nước có xu hướng tiết kiệm cao nhất, chỉ xếp sau Hồng Kông (70%).

Theo xu hướng từ quý trước, người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục dành một phần chi tiêu cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp (38%, -2% so với Q1 2019). Trong quý này, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu về việc chi tiêu cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp, tiếp theo đó là Thụy Sĩ (35%), Indonesia (35%) và Trung Quốc (33%). “Với tình hình môi trường ô nhiễm hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam không chỉ lo lắng về sức khỏe của họ mà còn bắt đầu hành động để bảo vệ nó. Đây là lý do mà Việt Nam kết thúc quý này với xu hướng chi tiêu cao nhất cho các gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe (38%)”, bà Louise Hawley giải thích.

Ngoài ra, người Việt Nam cũng chỉ ra rằng họ đã chi tiêu ít hơn cho quần áo mới (-9%), giải trí bên ngoài (-6%), sản phẩm công nghệ mới (-8%) và nâng cấp/ trang trí nhà cửa (-8%) so với quý trước.